Hô hấp

Trẻ bị viêm họng và ho có cần dùng kháng sinh không?

Trẻ bị viêm họng kèm theo ho là hiện tượng phổ biến. Tuy nhiên có nhiều mẹ chưa biết cách chăm sóc và điều trị cho bé phù hợp khiến cho tình trạng của trẻ trở nên nặng hơn và có thể dẫn tới viêm phế quản, viêm phổi. Trong bài viết này, Tạp chí sức khoẻ Nhi khoa sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức chăm trẻ bị viêm họng và ho.



Khi trẻ bị viêm họng, cha mẹ có thể phát hiện ra bằng cách theo dõi biểu hiện của bé như là: bỏ ăn, thay vì đó uống sữa nhiều hơn, tiếng khóc thay đổi, hơi khàn hơn, hay đưa tay lên ngoáy tai.. Khi thấy các triệu chứng này, mẹ có thể tự kiểm tra vòm họng của bé hoặc đưa tới bác sỹ chuyên khoa để khám xem vòm họng sưng đỏ hay không.

Khi trẻ bị viêm họng cũng thường ho, ho thành từng tiếng đứt quãng do việc ngứa cổ gây nên, chứ không ho sâu, và ho sặc sụa. Khi tiếng ho sâu hơn, ho dai dẳng hơn thì có thể trẻ đã bị viêm xuống phế quản hoặc viêm phổi. Khi đó trẻ sẽ sốt và kèm theo các biểu hiện khó thở, tiếng thở khò khè.

Điều trị ho và viêm họng thể nhẹ (chưa có biểu hiện sốt, tiếng ho nặng sâu, khò thè, khó thở ...) có thể sử dụng phương pháp điều trị ho không dùng thuốc, các phương pháp cha mẹ có thể tự làm ở nhà để giúp trẻ long đờm .


Khi thấy trẻ ho, viêm họng kèm theo các biểu hiện như sốt cao, ho sâu, tiếng thở rít ... thì cha mẹ nên đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất uy tín để kiểm tra. Thông thường, trong trường hợp này trẻ sẽ được điều trị bằng thuốc đường uống hoặc đường tiêm (với tình trạng xuống phổi thì tiêm). Các loại thuốc được kê thường là kháng sinh đăcj hiệu, thuốc giảm sưng tấy phù nề, hạ sốt, giãn phế quản ...


Lưu ý trường hợp bác sỹ kê cho trẻ kháng sinh, cha mẹ cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh để đảm bảo vi khuẩn được trị triệt để, hạn chế tái phát đi tái phát lại có thể trở thành mãn tính. 



Chăm sóc bé khi bị viêm họng kèm ho


Một số đồ uống ấm, trà (loại dành riêng cho bé) hoặc nước luộc có thể làm dịu cổ họng bị đau. Nên nhớ là đồ uống không được nóng quá hay lạnh quá vì như thế sẽ kích thích cổ họng của bé hơn. Không nên thêm mật ong vào trà cho đến khi bé được khoảng 1 tuổi vì mật ong chứa bào tử gây độc có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé. Cũng có thể cho bé uống nước lọc hoặc nước táo ép mát.

Nếu bé bị đau họng nặng, bạn nên trao đổi với bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau cho bé (thường là acetaminophen và ibupronfen). Tuyệt đối không cho bé uống aspirin vì nó có liên quan đến hội chứng Reye ở bé.

Có thể sử dụng một chiếc máy giữ độ ẩm không khí trong phòng của bé để tăng hơi ẩm trong phòng, làm dịu cơn đau.
Cách phòng chống viêm họng kèm ho ở trẻ

- Vệ sinh sạch sẽ tay chân cho trẻ. Ở độ tuổi từ 0 - 3 tuổi, trẻ hay có thói quen cho tay vào miệng. Thói quen này có thể khién vi khuẩn, virús xâm nhập vào vòm họng gây ra viêm họng cho bé.
- Giữ ấm cơ thể của trẻ, đặc biệt vào đêm khi trẻ ngủ thường có thói quen đạp chăn nên cha mẹ lưu ý có thể bật điều hoà để giữ ấm phòng cho bé vào mùa đông. Đi ngủ nên cầm một chiếc khăn sữa mỏng đầu giường để lau mồ hôi giúp bé, tránh mồ hôi thấm ngược vào khiến bé nhiễm lạnh.
- Khi đi ngủ, có thể xoa ít tinh dầu tràm ở gan bàn chân trẻ.

Xem thêm: Thuốc ho Pulmorest có tốt không?

Theo Tạp chí sức khoẻ Nhi khoa

About Zeambi - Cho con tuổi thơ khoẻ mạnh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.