Hô hấp

Trẻ bị ho và sổ mũi lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Khi trẻ bị ho thì thông thường đi kèm với sổ mũi nghẹt mũi. Bài viết này Tạp chí sức khỏe Nhi Khoa sẽ cùng mẹ giải đáp vấn đề này và tìm cách chữa trị hiệu quả cho bé bị ho kèm theo sổ mũi. 

Nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi

Thông thường do cảm lạnh, nhiễm khí lạnh mà trẻ bị ho sổ mũi. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:

– Dị ứng: Trẻ thường bị sổ mũi đi kèm với hắt hơi, mắt đỏ và ngứa. Mục đích là tống dị vật ra khỏi đường hô hấp

– Ngạt mũi sơ sinh: Nếu trẻ sơ sinh bị sổ mũi không kèm theo các triệu chứng khác, có thể là do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch hết khỏi đường hô hấp của trẻ. Hiện tượng này đặc biệt phổ biến ở trẻ sin mổ.

– Thời tiết lạnh: Trẻ ở độ tuổi chập chững hoặc lớn hơn có thể bị sổ mũi không kèm theo các triệu chứng khác do tiếp xúc với thời tiết lạnh, hoặc do ăn thực phẩm cay nồng.

– Cảm lạnh: Trẻ bị sổ mũi do cảm lạnh thường kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, ho, đau họng, chảy nước mắt và hắt hơi.

– Cúm: Sổ mũi do cúm thường mệt mỏi hơn với các triệu chứng lạnh run, đau ê ẩm khắp người, đau họng, chóng mặt và chán ăn.

Trước kh quyết định dùng thuốc gì cho bé, mẹ hoàn toàn có những bí kíp đơn giản mà hiệu quả ngay cho con yêu của mình như sau:

1. Nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi

- Dùng ít bông thám nước. Đặt vào hốc mũi để thấm ướt dịch mũi, sau đó lấy ra và đặt lại một bấc sạch. Lập lại các bước này cho đến khi sạch mũi. Tránh trẻ chống cự gây chảy máu niêm mạc mũi trẻ
. Nếu trẻ bị nghẹt nhiều, nên sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi. Có thẻ sử dụng dụng cụ hút mũi để hút sau khi tra thuốc, cũng giúp trẻ giảm đáng kể gỉ mũi.
- Đối với trẻ lớn, hướng dẫn trẻ hỉ sạch mũi từng bên đúng cách. Dùng một ngón tay bịt một lỗ mũi, hỉ mũi bên kia và tiếp theo làm ở bên mũi còn lại,
Hướng dẫn trẻ tránh thói quen hỉ mũi thật mạnh cả 2 bên, động tác này làm tăng đột ngột áp lực trong tai, dễ gây rách màng nhĩ.

2. Uống nhiều nước
Cho trẻ uống nhiều nước, uống trái cây, hay đồ ăn lỏng .. giúp cho dịch mũi loãng ra và giúp bé dễ xì ra hơn. 


3. Tắm nước ấm
Hơi nước ấm giúp làm lỏng dịch mũi, trẻ sẽ dễ hỉ ra hoặc mẹ cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn.

Nếu trẻ trên 2 tuổi, bạn có thể nhỏ 1-2 giọt tinh dầu khuynh diệp hoặc hoa oải hương vào nước tắm cũng rất hiệu quả. Trẻ sẽ dễ chịu hơn nhiều so với việc phải uống thuốc đấy!

4. Nằm cao đầu khi ngủ

Tư thế ngủ cao đầu giúp ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi, thay vào đó nước mũi sẽ chảy ra ngoài giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn, đỡ nghẹt thở hơn

Trẻ bị ho sổ mũi lâu ngày không khỏi


Các trường hợp mẹ nên cho bé đi khám bác sỹ

– Trẻ sổ mũi kèm sốt cao trên 2 ngày

– Có những triệu chứng cúm kèm theo lạnh run, đau ê ẩm khắp người, sốt, nôn ói, tiêu chảy.

– Nghi ngờ có dị vật lọt vào mũi

– Triệu chứng sổ mũi do dị ứng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ có cách điều trị hiệu quả.


Khi trẻ vừa sổ mũi vừa ho thì có thể do bé cảm lanh hoặc do nhiễm khuẩn. Một mặt mẹ vẫn cần áp dụng các biện pháp như được hướng dẫn ở trên để giúp bé giảm khó chịu nghẹt mũi. Mặt khác mẹ nên áp dụng các biện pháp giúp bé giảm ho long đờm nhanh hiệu quả song song để đạt hiệu quả tối ưu.
Sưu Tầm

About Zeambi - Cho con tuổi thơ khoẻ mạnh

1 nhận xét:

Được tạo bởi Blogger.