Rối loạn tiêu hóa

Vì sao trẻ hay bị táo bón?

Táo bón ở trẻ có thể dẫn tới hệ quả là trẻ biếng ăn, chậm lớn, thậm chí suy dinh dưỡng.
Trẻ bị táo bón thường cảm thấy đau rát khi đi tiêu do nứt hậu môn, nặng hơn là bé có thể bị chảy máu. Vì thấy đau nên từ trong tiềm thức, bé ngại đi tiêu, khiến phân càng ở lâu trong ruột. Càng tích tụ lâu, phân càng lớn và càng khô hơn do cơ thể tái hấp thu nước. Vì vậy tình trạng táo bón ngày càng nghiêm trọng hơn.
Nếu tình trạng này kéo dài, trực tràng của trẻ lớn dần lên, trẻ có thể bị đau bụng, quặn bụng, chướng bụng. Trẻ quấy khóc và lười ăn hơn. Kết quả là trẻ biếng ăn, chậm lớn, cơ thể thiếu vi chất nên rất dễ còi xương, suy dinh dưỡng. Điều này không đơn giản chỉ là vấn đề táo bón nữa, tác hại của nó ảnh hưởng tới thể chất và trí tuệ của trẻ trong tương lai
Táo bón là tình trạng giảm số lần và sự khó khăn trong việc bài xuất phân kèm theo đau và khi bài xuất phân thường rắn và to.
Thông thường, theo nghiên cứu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO).
  • Trẻ đi đại tiện 1 – 2 lần/ngày: 85%
  • Trẻ đi đại tiện 2 – 3 lần/ngày: 15%

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên bắt đầu được ăn dặm, ăn dặm giúp trẻ làm quen với loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ và/hoặc sữa công thức. Ăn dặm cũng giúp trẻ bổ sung thêm dinh dưỡng do nhu cầu phát triển của trẻ tăng thêm mà sữa mẹ không đáp ứng được, ngoài ra giúp cho cơ hàm của bé phát triển tốt hơn. Để lựa chọn thực phẩm an toàn là việc không hề đơn giản, cần kiến thức, kinh nghiệm và thời gian.
Khi thực phẩm không an toàn, dư lượng chất bảo quản, chất tạo nạc, thuốc bảo vệ thực vật và dư lượng kháng sinh…Do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện  chất độc sẽ được hấp thu vào máu và tích tụ tại các cơ quan, lục phủ ngũ tạng trong cơ thể.
Khi chất độc tích tụ đủ lâu, đủ hàm lượng để gây độc dẫn đến tình trạng táo bón do ảnh hưởng đến hai quá trình chính
  • Hấp thu nước và điện giải ở ruột cuối: chất độc tích tụ làm giảm đề kháng tự nhiên, các vi khuẩn gây bệnh phát triển gây tổn thương niêm mạc ruột, tổn thương các nhung mao và vi nhung mao làm cho quá trình hấp thu nước và điện giải bị rối loạn.
  • Động tác co bóp, đẩy tống phân không theo nhịp sinh học cũng suy giảm do sức đề kháng suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển gây tình trạn viêm ruột, liệt ruột rối loạn nhu động ruột.

Ngoài ra các nguyên nhân khác như chế độ dinh dưỡng không phù hợp, ăn ít chất xơ, uống ít nước và do tâm lý trẻ. Làm thế nào để khắc phục triệt để tình trạng này, phụ huynh có thể tham khảo thêm táo bón nguyên nhân và cách điều trị tại đây.

Theo Trung tâm Sức khoẻ Nhi khoa

About Zeambi - Cho con tuổi thơ khoẻ mạnh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.