Bác sĩ Online

Bé bị ho về đêm và cách trị nhanh hiệu quả

Nhiều mẹ thắc mắc vì sao con mình dạo này lại ho nhiều mà chỉ ho về đêm hoặc sáng, khiến bé mất ngủ mệt mỏi, cha mẹ lo lắng. Trong bài viết này, Tạp chí sức khỏe Nhi Khoa sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc này.

Ho được coi là một cơ chế bảo vệ bộ máy hô hấp, ho là phản xạ tốt giúp con tống đờm dãi, giúp làm sạch đường hô hấp.

Trẻ ho về đêm thông thường là khi chuyển mùa, thời tiết thay đổi, nhiệt độ lạnh đột ngột khiến trẻ nhiễm lạnh. Sở dĩ trẻ không ho vào ban ngày vì ban ngày trẻ vận động nhiều các chất dịch nhầy dễ thoát ra ngoài, trong khi ban đêm ngủ thì dịch nhầy bị ứ đọng trong họng, kích thích phản xạ ho. Trẻ có thể đau bụng, ho đỏ mặt và cong người vì khi ho, các cơ ở bụng co lại, đẩy cơ hoành lên, tống đờm ra khỏi cổ. Nếu đột ngột thấy trẻ ho sặc sụa, không bị sốt nhưng khó thở, mặt tái đi thì có thể do trẻ đã bị một dị vật vào đường hô hấp.

Ngoài ra trẻ ho về đêm nếu kèm theo sổ mũi ngạt mũi, thì nếu ban ngày trẻ ho ít hoặc gần như không ho, cũng không sốt, trẻ không có biểu hiện khò khè khó thở thì nguyên nhân gây ho là do viêm mũi ngạt mũi gây nên, chứ không phải là do nhiễm khuẩn.

Nếu trẻ ho cả ban ngày, và ho sâu Bé ho về đêm cũng có thể do bị cảm lạnh, bị viêm mũi xoang hoặc hen nên đờm nhầy từ mũi xoang chảy xuống họng kích thích gây ho khi ngủ.

Trẻ bị ho về đêm


Điều trị trẻ ho về đêm thế nào?

Phụ huynh nên kê cao gối ngủ cho trẻ để giúp trẻ dễ dàng tống các dịch đờm trong họng ra ngoài, giảm phản xạ ho. Đầu và vai cao hơn thân, ngăn đờm nhớt hay nước mũi chảy xuống họng. Hãy giữ ấm cho bé khi ngủ, không hở bụng, hở tay dễ khiến bé bị nhiễm lạnh.

Trước khi ngủ hạn chế cho trẻ ăn uống để bé ngủ ngon, dễ tiêu, không chướng bụng ợ hơi. Có thể cho trẻ uống ngụm nhỏ mật ong, lưu ý chỉ dành cho trẻ trên 1 tuổi giúp trẻ dịu giọng. 

Có thể sử dụng một vài phương pháp dân gian như chanh mật ong, lá hẹ đường phèn ... để giúp bé giảm ho.

Nếu bé bị ho nhiều, bạn nên cho con uống nhiều nước, ăn cháo loãng, dễ tiêu, hạ chế ăn các loại thức ăn kích thích bé ho nhiều hơn như tôm, cua, ghẹ, thịt gà… Tránh cho con xa các môi trường ô nhiễm như nhiều khói thuốc, bụi đường…

Khi bé bị ho kéo dài, kèm triệu chứng như sổ mũi, ho sâu, khó thở, đau bụng bố mẹ nên đưa con đến khám bác sỹ. Tuyệt đối không sử dụng các loại kháng sinh và thuốc giảm ho cho con khi chưa có sự chỉ định của bác sỹ.



Bạn cũng nên chú ý rèn luyện sức khỏe cho bé, bảo đảm cho không khí trong nhà được lưu thông, thường xuyên đưa bé ra hoạt động ở ngoài trời.

Trẻ nhỏ khó thích ứng với không khí bên ngoài, chức năng điều tiết nhiệt độ của cơ thể cũng chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, bạn phải tùy theo thời tiết mà mặc thêm quần áo cho bé. Máy điều hòa nhiệt độ không nên mở nhiệt độ quá thấp, nhiệt độ trong nhà và ngoài trời không nên chệnh lệnh quá 5 độ C. Khi bé ra mồ hôi trộm, dùng khăn sữa lau sạch không để mồ hôi thấm ngược lại.

About Zeambi - Cho con tuổi thơ khoẻ mạnh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.