Hô hấp

Trẻ bị ho có đờm phải làm sao?


Hiện tượng ho kèm theo tiết dịch đờm là hiện tượng vô cùng phổ biến ở trẻ nhỏ. Đây có thể là triệu chứng của viêm hô hấp trên, viêm phế quản hoặc viêm phổi... Cha mẹ có thể đoán tình trạng của bệnh dựa trên tiếng ho, cách thở nặng nhọc, khò khè ...

Tại sao trẻ bị ho có đờm?

Khi bị ho và có kèm theo đờm thì khả năng cao trẻ bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Vi khuẩn xâm nhập vào đường thở, độc tố ở vi khuẩn làm tăng tính thấm thành mạch từ đó gây tiết dịch để rửa trôi vi khuẩn, virus. Như vậy, ho kèm theo đờm là một phản xạ tự vệ của cơ thể.

Tuy nhiên khi trẻ bị ho có đờm kèm theo triệu chứng nôn trớ, khó thở ... gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của trẻ. Đờm quánh dính có thể gần tai hoặc đường thở dẫn tới viêm tai, hoặc sử dụng thuốc nhưng thuốc không tác dụng được do đờm bị đặc. Vì vậy cần điều trị chứng ho có đờm ở trẻ sớm nhất.


Cách thức điều trị khi trẻ bị ho có đờm

Cũng giống như ho thông thường, để xác định được phương pháp điều trị cần biết chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ ho có đờm.

Đầu tiên và an toàn nhất, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,09% để rửa mũi họng cho trẻ. Đây là biện pháp vệ sinh cơ bản giúp giảm vi khuẩn, virus trong đường thở. Ở một số trường hợp nhẹ, trẻ có thể tự khỏi.

Ngoài ra, mỗi khi trẻ ho có đờm cha mẹ nên dùng tay, khum vòng vỗ vào lưng phía sát phổi để giúp trẻ long đờm. Có thể áp dụng một số biện pháp giúp trẻ nôn đờm khác như dùng khăn sữa sạch, lau lưỡi, khoang miệng của trẻ, hơi sâu một chút kích thích phản xạ nôn. Cha mẹ nên áp dụng phương pháp này vào sáng sớm, khi ngủ dậy và tình trạng đói để tránh trẻ nôn thức ăn. Khăn sữa nên được luộc qua bằng nước sôi, và nhúng bằng nước muối sinh lý.

Với một số trường hợp trẻ ho có đờm nặng, có thể cần sử dụng các thuốc để giúp trẻ long đờm. Thuốc long đờm bản chất giúp cho đờm loãng ra, giúp trẻ có thể tự khạc ra hoặc nuốt được xuống bụng. Một số trường hợp cần phải uống thuốc long đờm để đảm bảo kháng sinh đến được ổ gây ra viêm nhiễm và tiêu diệt vi khuẩn.

Trên thị trường phổ biến hoạt chất long đờm Acetylcystein hoặc Carbocystein. Hai hoạt chất này tương tự nhau.

Việc sử dụng thuốc nên theo chỉ định của Bác sỹ/ Dược sỹ.


Theo Trung tâm Sức khỏe Nhi Khoa

About Zeambi - Cho con tuổi thơ khoẻ mạnh

1 nhận xét:

Được tạo bởi Blogger.