Bác sĩ Online

HO Ở TRẺ EM VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HO CHO TRẺ

Ho ở trẻ em là một hiện tượng vô cùng phổ biến, tuy nhiên ít bậc phụ huynh hiểu rằng ho ở trẻ em không phải là một bệnh mà là một triệu chứng.
I. Hiểu cơ bản về ho của trẻ em:
Ho nói chung cũng như ho ở trẻ em nói riêng  là một phản xạ sinh lý của cơ thể để bảo vệ cơ thể. Khi trẻ ho nhờ sự thở ra mạnh giúp đường thở sạch, đàm được xuất ra, các dị vật trong đường hô hấp được thoát ra khỏi cơ thể, giúp hệ nhung mao đường hô hấp hoạt động tốt.
Các mẹ hãy cùng xem triệu chứng ho của bé như thế nào để hiểu đúng và có cách điều trị chính xác nhé:
1. Ho khan ở trẻ em
Ho khan thường là do thanh quản viêm hoặc phản ứng của thanh quản khi nhiệt độ thay đổi vào ban đêm. Chủ yếu hiện tượng ho khan ở trẻ xảy ra vào đêm và khiến trẻ thường thở khò khè.
Tuy nhiên khi trẻ do có kèm theo tiết dịch nhầy thì chứng tỏ ho của trẻ đã bị nhiễm vi khuẩn, virus hoặc các dị vật là mắc trong đường thở của bé.
2. Ho đột ngột ở trẻ
Ho đột ngột ở trẻ thường xảy ra khi trẻ nuốt thức ăn/ nước uống vào thực quản nhưng vô tình lại vào nhầm khí quản của trẻ. 

3. Ho ở trẻ lúc nửa đêm
Ho lúc nửa đêm thường do trẻ bị nhiễm lạnh, bị hen suyên hoặc có nguy cơ bị dị ứng đường thở có thể do dị vật hoặc vi khuẩn vi rus gây nên.

Nếu trẻ sốt nhưng dưới 38 độ C  kèm theo ho hoặc viêm mũi nhẹ, thường là do bị nhiễm lạnh. Khi trẻ sốt trên 38 độ C thì chắc chắn trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi. 

II. Điều trị ho ở trẻ em
1. Điều trị ho cho trẻ không dùng thuốc


Giữ ấm cho trẻ bị ho

Thường khi trẻ bị ho do cảm lạnh thông thường nhất là lúc giao mùa, thời tiết thất thường thì trẻ không cần sử dụng thuốc ho. Khi trẻ bị nhiễm lạnh vào mũi họng, thì siêu vi gây ra hiện tượng ho ở trẻ em này. Trong trường hợp này, thay vì dùng thuốc, cha mẹ nên có chế độ chăm sóc hợp lý như giữ ấm cơ thể bé, dùng khăn sữa lau mồ hôi, không để mồ hôi ngấm vào cơ thể gây lạnh, cho bé nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất. Đặc biệt các thực phẩm chứa vitamin C có thể giú bé tưng sức đề kháng như nước chanh, nước chanh. Thông thường ho do cảm lạnh có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày mà không sử dụng thuốc, và không ảnh hưởng nhiều tới trẻ.

Ngoài ra, có một cách khác để giảm ho cho trẻ là tác động lên huyệt dũng tuyền. Huyệt này nằm ở gan bàn chân của trẻ. Cha mẹ có thế matxa cho trẻ bằng các tinh dầu như dầu chàm, dầu bạc hà, oliu, hạnh nhân ... vào gan bàn chân của bé, bằng cách day nhẹ vào huyệt dũng tuyền nằm ở gan bàn chân. 
Khi trẻ ho kèm theo có đờm, cha mẹ có thể khum bàn tay vỗ vào lưng gần phổi của trẻ, để giúp trẻ dễ long đờm. Lưu ý, bàn tay phải khum càng cong càng tốt để trẻ không bị đau và có hiệu quả tốt nhất trong việc long đờm. Khi vỗ lưng nên để nằm hoặc ngồi với tư thế hơi dốc đầu về phía trước.
Ngoài ra có một số biện pháp có thể giúp trẻ long đờm bằng cách dùng khăn sạch lau khoang miệng bé, hơi sâu vào họng. Lưu ý các biện pháp này nên thực hiện vào đầu giờ sáng để tránh việc 

2. Điều trị ho cho trẻ dùng thuốc Tây Y

Thuốc trị ho cho trẻ  trên thị trường thường có một số thành phần như promethazin hay codein.
Thuốc chứa promethazin kháng Histamin, thường được cấm sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi, vì lý do có thể gây kích động hay co giật ở trẻ.
Thuốc chứa codein thường có tên biệt dượt như Terpine codein, hay Neocodion ...  Codein chủ yết dành cho ngườ lớn vì có thể gây ra tình trạng ngừng thở hoặc hôn mê ở trẻ.
Nhóm kháng sinh như tetracycm, cloramphemicol ... không dùng cho trẻ quá nhỏ tuổi. Trẻ dưới 7 tuổi sử dụng có thể làm răng bị đổi màu.
Một số loại thuốc như  ofloxacin, norfloxacin, perfloxacin… vì kháng sinh có thể gây loạn dưỡng sụn nên cần có sự chỉ định của bác sỹ khi dùng thuốc.
Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo thêm về nguyên tắc sử dụng thuốc cho trẻ để đảm bảo có cách xử lý đúng khi sử dụng bất kỳ thuốc gì cho trẻ đặc biệt là thuốc ho cho trẻ sơ sinh.


3. Điều trị ho cho trẻ theo thuốc Đông y
Điều trị ho cho bé bằng uống mật ong trước giờ đi ngủ:
Đối với trẻ trên 1 tuổi thì có thể cho bé sử dụng mật ong trước giờ đi ngủ. Với cách này giúp bé giảm ho đáng kể, và ngủ ngon và sâu hơn.

Lá hẹ hấp đường phèn:

Lá hẹ hấp cách thủy chắt lấy nước hòa cùng đường phèn cho bé uống 2 -3 thìa/ lần * 2 lần/ ngày, không chỉ giúp bé trị ho mà còn rất tốt khi bé bị sổ mũi.

Nước tỏi ngâm mật ong:


Phương pháp này nên áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi. Tỏi được giã lấy nước và hấp qua rồi trộn cùng mật ong. Lưu ý phương pháp trị ho này không nên hấp chín tỏi quá. Và phụ huynh nên nếm để đảm bảo tỏi không quá cay với trẻ. Trước khi dùng nước tỏi mật ong có thể cho bé uống thêm nước lọc.

Quất hồng bì ngâm đường phèn

Cách trị ho cho trẻ này áp dụng được cho cả trẻ dưới 1 tuổi. Quất hồng bì giú kích thích hô hấp, long đờm nhờ tinh dầu. Hơn nữa vitamin C còn giúp trẻ chống cúm, và tăng đề kháng. 


Cam nướng chữa ho cho trẻ em:

Cách trị ho cho trẻ dùng cam nướng được nhiều trẻ em thích vì mùi cam thơm ngon dễ uống. Quả cam tươi, màu vàng, rửa sạch ngâm nước muối thật sạch, nướng bằng lò vi sóng rồi bóc vỏ cho bé ăn, có tác dụng cầm ho và giảm đờm.


Chữa ho bằng cải cúc:

Cải cúc rửa sạch, thái nhỏ, trộn với mật ong và hấp cách thủy 20 phút cho ra nước, cho bé uống từ 3 - 5 ngày.

III. Một số lưu ý khi điều trị ho cho trẻ.
- Không nên sử dụng thuốc ngủ, thuốc ức chế thần kinh trung ương cho bé để bé ngủ ngon. Nên sử dụng thuốc ho ức chế thần kinh ngoại vi như hoạt chất Levodropopizines để hạn chế các tác dụng phụ như hen suyễn, liệt ruột,  ảnh hưởng tiêu hóa ở trẻ.
- Không tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ vì có thể dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh, dị ứng thuốc hoặc tiêu chảy do tác dụng phụ của kháng sinh. Về cách thức sử dụng kháng sinh có thể tham khảo tại đây.
- Khi trẻ bị ốm tâm lý mẹ thường lo lắng giữ ấm cho trẻ, tuy nhiên lưu ý không ủ quá nóng khiến trẻ ra mồ hôi thấm ngược vào người, và bé ngột ngạt khó chịu.


Theo Trung tâm Sức Khỏe Nhi Khoa


About Zeambi - Cho con tuổi thơ khoẻ mạnh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.