Rối loạn tiêu hóa

Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thường bú mẹ nên khả năng bị táo bón khá thấp, và thường xảy ra đối với trẻ uống sữa công thức nhưng không uống đủ nước. Một số ít trẻ khác có thể bị táo bón thực thể do dị tật hệ tiêu hoá bẩm sinh. 

Dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị táo bón
Rất dễ nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón như thế nào. Trẻ có thể bị táo bón là khi trẻ đại tiện dưới 2 lần đại tiện/ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần đại tiện/tuần (trên 2 ngày/lần) với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần đại tiện/tuần (trên 3 ngày/lần)với trẻ lớn.
Đặc biệt khi trẻ đi phân vón cục như phân dê, phân khô hoặc khó khăn khi rặn thì khả năng trẻ mắc táo bón là rất cao. Đôi khi trẻ đi són phân cũng là dấu hiệu của táo bón. 
Trẻ bị táo bón nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ đau rát hậu môn, rách hậu môn, lồi thịt, viêm ruột, giãn trực tràng, ... thậm chí quá lâu có thể gây ung thư.

Trẻ có thể bị táo bón trong vài ngày hoặc vài tuần và thường được gọi là táo bón cấp tính nhưng trẻ cũng có thể bị táo bón kéo dài, lâu hơn đến vài tháng, thậm chí vài năm.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bị táo bón
Trẻ sơ sinh bị táo bón thường là táo bón cơ năng, tức là do thói quen ăn uống sinh hoạt như uống nước không đủ, ít vận động, tâm lý sợ đi cầu hoặc mẹ cho con bú bị táo bón ... Dạng táo bón thứ hai là táo bón thực thể, nhưng táo bón thực thể ít gặp hơn, hiếm gặp, thường chỉ chiếm 5% trong các nguyên nhân gây táo bón. Đó là các dị tật bẩm sinh: Phình to đại tràng (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) khi mắc các bệnh này trẻ thường bị táo bón rất sớm từ ngay sau khi đẻ.
Trị táo bón ở trẻ sơ sinh

Khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh lâu ngày không khỏi
Khi trẻ sơ sinh bị táo bón đối với trẻ bú mẹ trước tiên mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống giàu chất xơ, đối với trẻ bú sữa ngoài, đầu tiên phải kiểm tra lại cách thức pha sữa công thức đã đúng hay chưa.
Thứ 2, hãy cho trẻ uống thêm nước. Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày. Với trẻ dùng sữa công thức thì hãy cho bé uống thêm nước sau mỗi lần uống sữa, vừa giúp trị táo bón vừa giúp hạn chế nấm miệng. Các mẹ có thể tham khảo lượng nước theo cân nặng của bé tại đây.
Nếu trẻ đang bú mẹ mà mẹ cũng bị táo bón thì cần điều trị táo bón cho mẹ bằng cách: lúc này, mẹ cần uống nhiều nước khoảng 2,5 đến 3lít nước một ngày. Ngoài ra mẹ nên ăn nhiều rau xanh và quả chín có tính chất nhận tràng như trên, có thể ăn thêm sữa chua hàng ngày.
Đối với trẻ bú sữa ngoài, hãy đổi sang các loại sữa bổ sung thêm chất xơ FOS, GOS, inulin ...
Thứ 3, trẻ dưới 6 tháng bị táo bón nhiều khi do tâm lý ngại đi cầu, hoặc không biết rặn. Mẹ có thể dạy bé cách rặn, rèn cho bé thói quen đi đại tiện, bằng cách xi bô cho bé sau ăn vào giờ cố định. Việc xi bô sau ăn sẽ khiến trẻ dễ đi cầu hơn do đây là thời điểm nhu động ruột co bóp mạnh hơn, dễ tống phân ra ngoài. 
Thứ 4, cha mẹ hãy giúp bé vận động thêm bằng cách matxa bụng hoặc các bài tập đơn giản giúp bé tăng nhu động ruột. Hãy cùng tham khảo các bài tập vận động cho bé tại đây
Trường hợp bé bị táo bón nặng nứt hậu môn, mẹ có thể bôi dung dịch natri bạc 2% hoặc xanhmethylen để giúp bé làm liền vết nứt, trong thời gian này nếu bé khó đi cầu mẹ hãy thụt cho bé để đến khi vết nứt lành hoàn toàn mới để bé đi tự nhiên. 
Khi áp dụng nhiều biện pháp mà bé vẫn 5 - 6 ngày chưa đi ngoài, ấm ách khó chịu thì cha mẹ hãy áp dụng biện pháp cuối cùng là thụt tháo. Mẹ có thể dùng nước ấm có pha Glyxerin hoặc mật ong: 30-40ml đối với trẻ dưới 1 tuổi và 100-250 ml đối với trẻ trên một tuổi. Tuy nhiên nếu dùng kéo dài có thể gây giãn trực tràng và đại tràng sichma tạo thành thói quen nếu không thụt tháo trẻ không tự đi ngoài được.
Trường hợp bé bị đi táo bón lâu ngày mẹ có thể áp dụng thêm việc bổ sung men vi sinh trị táo bón cho trẻ.  Nên chọn các loại men vi sinh ngoài chứa các lợi khuẩn tốt có khả năng sống sót cao thì còn có chứa chất xơ vừa là thức ăn của lợi khuẩn vừa hỗ trợ cho tình trạng táo bón của bé được cải thiện.
Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý đưa trẻ tới bệnh viện khám ngay khi trẻ có những dấu hiệu cơ bản sau:
Táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng
Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng chướng.
Táo bón ảnh hưởng đến sức khoẻ : kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn.


———————————
Tình yêu của mẹ - sức khoẻ cho con

Website: www.godi.com.vn - Hotline: 098.666.5606
Blog: www.tapchisuckhoenhikhoa.blogspot.com
Youtube: www.youtube.com/channel/UC5-cxUTSvI911wFfzY_R25Q

About Zeambi - Cho con tuổi thơ khoẻ mạnh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.