Bệnh thường gặp

Mách mẹ cách chuẩn đoán bệnh qua tiếng ho của trẻ

Ho thực chất không phải là một bệnh mà là một phản xạ của cơ thể khi trẻ gặp phải các bệnh do virus, vi khuẩn. Nghe tiếng ho của con, mức độ ho, tình trạng ho của bé có thể giúp mẹ đoán được tình trạng bệnh mà con đang gặp phải.

Trẻ bị ho khàn tiếng

Biểu hiện: Bé nhà bạn gặp phải tình trạng nghẹ mũi nhưng vẫn ngủ yên trong suốt vài giờ. Tuy nhiên, bạn lại nghe thấy những tiếng ho khàn tiếng của bé.

Nguyên nhân: của tình trạng này có thể do viêm thanh khí phế quản cấp. Bệnh hay gặp nhất từ tháng 10 đến tháng 3, và thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tới 3 tuổi. Triệu chứng ho của bé thường được cải thiện vào ban ngày và nặng vào ban đêm.


Cách điều trị cho bé: Khi bé thức dậy vì ho, mẹ hãy bế bé ra ngoài, nơi có không khí thoáng mát để giúp đường thở của bé thông thoáng. Bạn có thể cho bé xông mũi bằng tinh dầu tràm hoặc tinh dầu khuynh diệp. Hơi ấm và tinh dầu sẽ giúp bé dễ thở hơn. Đưa bé tới bệnh viện nếu bé có các triệu chứng khó thở, thở rít, bé ho lâu ngày không khỏi.

Ho có đờm

Dấu hiệu: Tiếng ho của bé nghe có đờm. Bé bị sổ mũi, viêm họng, mắt kém và chán ăn.

Nguyên nhân: Có thể bé chỉ bị cảm lạnh thông thường, có thể kéo dài 1-2 tuần.

Cách điều trị: Mẹ cần vệ sinh mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý. Nếu bé còn quá nhỏ chưa biết xì mũi, hãy nhỏ mũi cho bé bằng nước muối sinh lý và dùng dụng cụ hút mũi để làm sạch chất nhầy và giúp bé ít ho hơn. Với trường hợp bé bị chảy mũi xanh, đặc, bé ho có đờm kèm sốt thì mẹ nên đưa bé đi khám sớm vì lúc này có thể bé đã bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Bác sĩ sẽ kê cho bé dùng kháng sinh nếu thấy cần thiết.

Ho khan ban đêm

Biểu hiện: Bé bị ho khan rất khó chịu hầu như suốt mùa đông. Ho có vẻ nhiều hơn vào ban đêm và mỗi khi bé vận động nhiều.


Nguyên nhân: Có thể do bé bị hen phế quản khiến các đường ống dẫn khí trong phổi (phế quản) bị viêm và co thắt, và tiết ra nhiều chất nhầy. Ngoài ra, bé ho khan vào ban đêm cũng có thể là do bé bị dị ứng, cảm lạnh, viêm họng…

Cách điều trị: Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn nghi ngờ bé bị hen. Những trường hợp nhẹ có thể được dùng thuốc giãn phế quản dạng hít khi có cơn hen, trong khi những bé bị hen vừa hoặc nặng cần dùng thuốc dự phòng hằng ngày. Hãy gọi cấp cứu nếu bé bị khó thở nhiều hoặc không thể nói, ăn hay uống được.

Ho có tiếng khò khè, tiếng rít

Biểu hiện: Bé xuất hiện những cơn ho kèm theo tiếng khò khè và tiếng rít. Bé thở rất nhanh và bứt rứt.


Nguyên nhân: Nếu thấy bé xuất hiện như triệu chứng ho kèm khò khè, tiếng rít thì có thể bé đang bị viêm tiểu phế quản. Viêm tiểu phế quản thường tấn công trẻ nhỏ trong những tháng mùa đông.

Cách điều trị: Đến ngay bác sĩ nhi khoa nếu bé có vẻ khó thở hoặc khó ăn uống uống. Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm tiểu phế quản qua thăm khám và khai thác bệnh sử thật tỉ mỉ. Khuyến khích bé nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Trong những trường hợp nặng, bé có thể cần nhập viện để được thở ô xi, truyền dịch, hoặc dùng thuốc.

Theo Trung tâm Sức khỏe Nhi khoa

About Đỗ Ngọc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.