Bệnh thường gặp

Mách mẹ cách xử lý bệnh tay - chân - miệng như chuyên gia cho con

Bệnh tay chân miệng có thể điều trị ngoại trú được nếu ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên đây là căn bệnh chưa có vắc xin điều trị, nếu trẻ nhỏ bị mắc mà không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Mẹ hãy trang bị những kiến thức cơ bản để bảo vệ con trước sự bùng phát của dịch tay - chân - miệng.

Dấu hiệu cho thấy trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng


Mẹ cần nằm lòng những dấu hiệu dưới đây để có thể nhận biết bệnh sớm và điều trị kịp thời.
  • Dấu hiệu đầu tiên có thể là bị sốt nhẹ 1-2 ngày. Đôi khi chảy nước mũi hoặc đau cuống họng, mệt mỏi và ăn uống mất ngon.
  • Khoảng 2 ngày các mụn giộp gây đau có thể nổi lên trong miệng, ở lưỡi hoặc ở lợi răng.
  • Một hoặc 2 ngày sau, các chấm đỏ có thể xuất hiện trong lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi ở mông. Các chấm đỏ này có thể trở thành các mụn giộp, thường hết đi vào khoảng từ 7 - 10 ngày.
  • Da bị tróc và mất móng tay hoặc móng chân cũng đã được báo cáo là có, đa số là ở trẻ. Việc này xảy ra trong vòng những tuần của việc bị bệnh tay - chân - miệng.
Lưu ý: Không phải tất cả những ai bị bệnh tay - chân - miệng sẽ đều bị tất cả các triệu chứng này.
Bệnh tay- chân - miệng không khó để phát hiện nên mẹ cần chú ý để bảo vệ trẻ trước những biến chứng nguy hiểm.

Mức độ lây lan của bệnh tay - chân - miệng?

Thực ra ai cũng rõ bệnh tay - chân - miệng rất dễ lây nhiễm. Vì vậy mẹ cần để bé cách ly với bé khác, không hôn bé; không dùng cốc uống nước, khăn mặt chung và nên đeo khẩu trang khi chăm sóc bé. Virus có thể sống cho đến một vài tuần trong ruột của người bệnh và có thể lây lan trong thời gian đó.

Khi trẻ mắc bệnh tay-chân-miệng cần xử lý ra sao?

Xử lý bệnh sai cách chính là một trong những nguyên lớn khiến bệnh tay - chân - miệng thêm trầm trọng. Mẹ đừng quá mất bình tĩnh mà hãy chú ý những điều dưới đây khi con không may mắc bệnh:
  • Khi cần thiết, mẹ có thể làm hạ sốt của bệnh tay - chân - miệng bằng cách dùng paracetamol (không dùng ibuprofen).
  • Thuốc kháng sinh sẽ không giúp trị hoặc chữa lành bệnh này. Vì bệnh này là do virus gây ra. Thuốc kháng sinh chỉ chữa những bệnh có tác nhân là vi khuẩn.
  • Các mụn giộp sẽ mau lành hơn nếu không đụng vào chúng, vì vậy đừng làm bể các mụn nước. Vì các mụn nổi trong miệng có thể rất đau rát nên bé có thể không muốn ăn hoặc uống.
  • Cho bé uống nhiều hơn sữa hoặc nước lọc. Đừng cho uống các thứ có ga hoặc nước uống có vị cay, chua hay chát chẳng hạn như nước ngọt có ga hoặc nước ép trái cây. Tránh các thực phẩm chua và cay, vì các loại này có thể gây đau, rát.
  • Cho bé ăn các loại thực phẩm nguội và mềm, đừng ăn mặn.

About Unknown

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.