Rối loạn tiêu hóa

8 mẹo NHANH - GỌN - NHẸ ít ai biết giúp giải quết tiêu chảy cấp cho trẻ ngay tại nhà

Mẹ nào có con nhỏ hẳn sẽ không xa lạ gì với căn bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ. Đó là nỗi khổ của không riêng gì các con mà còn là các mẹ. Bởi nhìn con kiệt sức vì đi ngoài liên tục ai mà không xót? Thế nhưng với 8 mẹo đơn giản sau đây, đảm bảo sẽ giúp các mẹ thoát khỏi "cơn ác mộng" TIÊU CHẢY CẤP ở trẻ một cách dễ dàng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy cấp

  • Trẻ buồn nôn, mệt mỏi, xanh xao.
  • Đi ngoài từ 4 lần trở lên, có khi lên đến chục lần, phân có nhiều nước (không có máu, có máu thường triệu chứng của nhiễm khuẩn) .
  • Tình trạng kéo dài trên 3-4 ngày rồi bắt đầu giảm số lần đi, sau đó tự khỏi.
  • Trong suốt thời gian đó trẻ có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường và tỉnh táo nếu được cho uống đủ nước.
  • Một số bé có kèm theo triệu chứng sốt nhẹ hoặc cao, thậm chí là các biểu hiện về viêm hô hấp (sổ mũi, ho …)
  • Nếu trẻ chưa được uống vắc xin Rota thì khả năng cao sẽ do virus rota gây nên, với trẻ được nhỏ Rota thì vẫn có thể gặp phải tiêu chảy do siêu vi nhưng biểu hiện có thể nhẹ hơn.
Có rất nhiều cách chữa đơn giản khi trẻ bị tiêu chảy cấp
Sau đây là 8 mẹo chữa tiêu chảy cấp nhanh - gọn - nhẹ cho bé

1. Uống thật nhiều nước

Nếu mẹ đang cho con bú thì hãy cho bé bú nhiều cữ hơn nhé. Với trẻ không bú mẹ thì uống nhiều một trong các loại nước sau đây:
  • Nước gạo rang: Mẹ rang gạo với muối (đừng mặn quá). Có thể rang 100g gạo hạt (gạo tẻ) với một nhúm muối nhỏ. Sau đó cho vào một chiếc nồi nhỏ, đổ thêm khoảng 300ml đun sôi khoảng 5 phút rồi chắt ra một bát hay một cốc nhỏ để cho nguội, rồi cứ 5 đến 10 phút cho bé uồng 2-3 thìa. Nước gạo rang muối vừa có tác dụng chống mất nước và lại vừa có tác dụng chống lại bệnh tiêu chảy của trẻ.
  • Đun và lấy nước cơm hay nước cháo loãng hoà với một chút xíu đường rồi cho con ăn.
  • Nước oresol: Lưu ý là 1 gói oresol bắt buộc phải pha với 200ml nước sôi để nguội (tuyệt đối không pha đặc hơn hay loãng hơn). Cứ mỗi lần tiêu chảy thì cho bé uống một ngụm/ muỗng nhỏ cho đến khi nào bé từ chối.
  • Nếu trẻ không uống các loại nước trên mẹ mới cho uống nước lọc. Không nên cho trẻ dùng nước hoa quả (cũng có thể uống được nhưng mà nhiều trái cây giàu vitamin C sẽ gây ra tiêu chảy nặng hơn nên uống nước hoa quả thì chọn nước ít chua).

2. Bổ sung men vi sinh

Theo tổ chức Vi sinh Quốc tế, men vi sinh bổ sung các vi sinh vật có lợi sẽ có tác dụng rút ngắn thời gian tiêu chảy (bất kể do nhiễm khuẩn hay siêu vi), thường là sớm hơn 1 ngày. Mẹ có thể tham khảo các loại men vi sinh chưa thành phần như bacillus clausi, L, Paraceisi B21060 … (men godi, zeambi, enter…).
Cách chữa tiêu chảy cấp cho bé là có thể dùng men trong quá trình tiêu chảy và khi hết tiêu chảy 1-2 tuần để giúp ổn định hệ vi sinh đường ruột.
Xem thêm: Mẹ nhất định phải đọc bài này trước khi dùng men vi sinh trị tiêu chảy cho con

3. Thuốc giảm tiết dịch đường ruột

Thuốc giúp làm giảm lượng nước trong phân, từ đó giảm nguy cơ mất nước. Phổ biến nhất có hidrasec…(1,5 mg/kg/lần, 3 lần/ngày). 
Mẹ lưu ý: chỉ nên dùng tầm 2-3 ngày đầu khi mà con đi quá nhiều, mất nhiều nước thôi nhé.

4. Thuốc hấp phụ

Thuốc sẽ tương tác với lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc tạo nên một lớp “áo” bảo vệ, che phủ bề mặt niêm mạc ống tiêu hóa. Các tác nhân gây tiêu chảy vì thế không thể bám tiếp vào niêm mạc ống tiêu hóa. VD: Diosmectic (Smecta) cũng có thể dùng vì đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Các mẹ nên dùng trong giai đoạn sau: trẻ đi tiêu nhiều lần, nhưng mỗi lần chỉ một chút phân. Không nên dùng nếu phân có máu, trẻ sốt cao.

5. Kẽm

Khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài, hoặc đi ngoài nhiều thì kẽm là chất giúp đẩy nhanh quá trình liền niêm mạc ruột bị tổn thương. Nếu trẻ bình thường ăn uống đủ chất mà mới tiêu chảy thì không cần bổ sung. Nhưng với trẻ vốn thể trạng thấp còi, ăn uống kém thì mẹ nên bổ sung thêm. Một số bé dùng kẽm có tác dụng phụ gây nôn ói.
Liều kẽm: Dưới 6 tháng dưới 10mg/ngày chia 2 lần uống , trên 6 tháng 20mg/ngày (lưu ý đây chỉ là liều dùng trong ngắn ngày 5- 7 ngày).

6. Chống nôn

Nhiều trẻ bị tiêu chảy cấp sẽ nôn nhiều ở lúc khởi bệnh, theo Hiệp Hội tiêu hoá thống nhất cần thiết phải sử dụng thuốc chống nôn ONDANSETRON (prezinton) liều duy nhất 0.15 mg/kg (uống hoặc tiêm).

7. Các thuốc không nên dùng

Theo bác sỹ Trần Công – Bệnh viện Victoria:
Một số thuốc không nên dùng bao gồm: dexamethasone, domperidone (tên thuốc motilium), metochlopramide (Primperam), demenhydramine (dimedrol), promethazine (phernergan).
Cũng không nên dùng các thuốc giảm nhu động ruột như loperamide (Imodium) hay nospa

8. Các lưu ý khác

Mẹ nên hạn chế ăn đồ quá nhiều đường, đồ tanh, béo, đồ ăn nhanh, nước có ga nếu muốn con nhanh khỏi bệnh.
Khi bị tiêu chảy nhiều trẻ sẽ dễ bị hăm. Mẹ vệ sinh cho con bằng nước trà xanh nếu vết đó có nước, hoặc bằng nước lọc nếu không có nước. Rồi dùng khăn sữa thấm nhẹ nhàng. Có thể thoa thêm kem có oxide để tránh hăm, hoặc nếu bị hăm rồi thì bôi kem chống hăm cho bé.
CÁC TRƯỜNG HỢP MẸ CẦN ĐƯA CON TỚI BÁC SỸ: Sốt cao, khát nước liên tục, người lử đử, thiếu tỉnh táo, không uống được nước, phân có máu, số lần đi không giảm sau 3 ngày, không đi tiểu trong 4-6h…
Lưu ý: Các mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sỹ điều trị, vì cách chữa tiêu chảy cấp cho bé đúng với đa số trường hợp chứ không phải tất cả các trường hợp mẹ nhé.
Xem thêm: "Học lỏm" mẹ Hà Nội tự chữa tiêu chảy cho con

About Unknown

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.